Thừa kế đất đai, quy trình và thủ tục

Theo Bộ luật Dân sự, được quy định tại điều 734: Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai.
Thừa kế đất đai, quy trình và thủ tục
Thừa kế đất đai, quy trình và thủ tục
Do đó, khi người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chết thì quyền sử dụng đất đó được chuyển chuyển giao cho những người thừa kế của họ, quy định tại điều 676 Bộ luật Dân sự: Những người thừa kế theo pháp luật quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Để tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì cần thực hiện các thủ tục sau:

1. Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế


Người thực hiện: Những người nhận thừa kế.
Cơ quan tiến hành: Tổ chức công chứng (Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản (Điều 37 luật Công chứng)
Hồ sơ (Điều 35 luật Công chứng):


  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu
  • Bản sao giấy tờ tùy thân.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như: Giấy chứng tử của người chết, giấy khai sinh của người nhận thừa kế...
Thủ tục:

Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản của người để lại.
Nội dung niêm yết nêu rõ: họ, tên người để lại di sản; họ, tên người thỏa thuận hoặc người khai nhận và quan hệ với người để lại di sản; danh mục di sản được thỏa thuận phân chia hoặc được khai nhận; cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người được hưởng di sản, bỏ sót di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho cơ quan thực hiện công chứng, chứng thực.
Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng, chứng thực chứng nhận văn bản thừa kế.
Trong văn bản thừa kế, những người thừa kế sẽ cùng nhau nhận di sản thừa kế và cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có thể nhường cho một người để người đó đứng tên trên giấy chứng nhận.

2. Đăng ký sang tên quyền thừa kế sử dụng đất cho những người thừa kế

Người thực hiện: Người được hưởng di sản theo khai nhận
Cơ quan thực hiện: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có bất động sản thừa kế.
Hồ sơ: Sau khi có văn bản công chứng việc khai nhận thừa kế, người được hưởng di sản nộp một bộ hồ sơ tại văn phòng đăng ký nhà đất gồm: 
  • Bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng 
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ khác như giấy tờ tùy thân của người hưởng thừa kế, giấy chứng tử, giấy khai sinh của người hưởng thừa kế...

Thủ tục: Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho người thừa kế.

Nhà vuông

Nhà vuông cảm ơn các bạn đã theo dõi bài đăng!
Mọi vấn đề cần tư vấn, đóng góp ý kiến, xin gọi số 0936 80 12 16
    Comment
    Comment

0 comments :

Đăng nhận xét