Phí bảo trì- Một số vấn đề khách hàng cần biết

Theo Nghị định 71/2010/NĐ-CP thì người mua căn hộ từ chủ đầu tư phải đóng 2% phí bảo trì chung cư. Mức phí này thường được thu khi bàn giao căn hộ.
Một số vấn đề về phí bảo trì chung cư
Một số vấn đề về phí bảo trì chung cư
Ai là người nộp phí bảo trì nếu căn hộ được sang tên? 
Trên thực tế, người mua sau khi kí hợp đồng mua bán với chủ đầu tư thì căn hộ đó có thể còn được tiến hành sang nhượng nhiều lần cho những người khác trước khi căn hộ được đưa vào sử dụng. Vậy người mua nào sẽ phải đóng khoản phí bảo trì chung cư 2% này? 
Pháp luật hiện hành chưa có chế tài quy định rõ về vấn đề này. Tuy nhiên, hầu hết các chủ đầu tư đều thu khoản phí này khi khách hàng nhận được thông báo của chủ đầu tư lúc dự án đã hoàn thiện, bàn giao cho khách hàng và đưa vào vận hành. Tức là người nào sở hữu căn hộ khi bàn giao sẽ là người phải nộp phí bảo trì. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận các giấy tờ, thủ tục cần thiết cho các bên ký hợp đồng chuyển nhượng.


Quản lý, sử dụng phí bảo trì chung cư như thế nào?
Theo Quyết định 08/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng và có trên 50% căn hộ được bán (kể cả số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại) thì chủ đầu tư (đối với nhà chung cư nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu) có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu đề bầu ra Ban quản trị. Ban quản trị sẽ tiếp nhận số tiền bảo trì chung cư từ chủ đầu tư, quản lý công khai, minh bạch khoản tiền này. Quỹ bảo trì chung cư sẽ được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Tiền lãi phát sinh hàng tháng được gộp vào tiền gốc để phát triển quỹ. Quỹ bảo trì này sẽ được đem vào sử dụng khi chung cư hết thời hạn bảo hành, sửa chữa khi phát sinh các hư hỏng, sự cố liên quan đến bảo trì phần sở hữu chung của chung cư.

Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của dự án đó. Quy định này nhằm bảo đảm các căn hộ khác khi không được chủ đầu tư bán hết, tức là không đưa vào sử dụng hay do chủ đầu tư sử dụng thì cũng phải đóng phí bảo trì chung cư như những căn hộ khác. 

Nếu trong quá trình tiếp nhận phí bảo trì chung cư gặp sự cản trở, gây khó khăn từ chủ đầu tư, Ban quản trị chung cư nên gửi đơn đến các cơ quan chức năng để tố cáo chủ đầu tư cố tình chiếm dụng vốn. Xét về mặt pháp lý, khi thành lập được Ban quản trị mà chủ đầu tư không chịu bàn giao số tiền bảo trì chung cư thì Ban quản trị chung cư có quyền khởi kiện dân sự yêu cầu chủ đầu tư bàn giao số tiền bảo trì chung cư cùng với số tiền lãi tương ứng với việc chậm trả của chủ đầu tư theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Người mua chung cư cũng cần lưu ý đến thời hạn bảo hành chung cư. Thông thường, các dự án đều phải có thời gian bảo hành vài năm. Phí bảo trì chung cư chỉ được sử dụng vào việc bảo trì phần sở hữu chung của toà nhà chung cư khi hết hạn bảo hành của chủ đầu tư.


Unknown

Nhà vuông cảm ơn các bạn đã theo dõi bài đăng!
Mọi vấn đề cần tư vấn, đóng góp ý kiến, xin gọi số 0936 80 12 16
    Comment
    Comment